Xét Nghiệm

Xét nghiệm cận lâm sàng là các thủ tục y tế được thực hiện để phát hiện, chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh, đánh giá đáp ứng với điều trị. Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, có rất nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng với giá trị khác nhau. Việc lựa chọn thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp là cần phải có sự khám bệnh, nhận định và suy luận của bác sĩ.

Trong thực hành hằng ngày, các xét nghiệm cận lâm sàng thường được phân loại theo mục đích sử dụng. Theo đó, các nhu cầu cần thiết chỉ định cần làm xét nghiệm là từ phía bác sĩ khi khám bệnh với các mục đích phổ biến nhất là chẩn đoán bệnh, sàng lọc bệnh và đánh giá diễn tiến hay đáp ứng điều trị của bệnh.

Phòng Xét nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu – Phòng Khám Đa Khoa Med.Lotus

Một số loại xét nghiệm phổ quát

  • Định tính các thành phần trong bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch tiết…
  • Định lượng các chất sinh hóa trong bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch tiết…
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán nhiều bệnh
  • Nuôi cấy vi sinh, để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm
  • Phân tích hình ảnh học ở mức độ tế bào bằng bằng sinh thiết

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được phân loại theo vị trí lấy mẫu bệnh phẩm hay cơ quan, nội tạng cần thám sát, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh
  • Xét nghiệm đàm, phân hay các chất tiết khác của cơ thể như dịch dạ dày, dịch màng phổi,…

Các xét nghiệm cho kết quả được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau, tùy vào phương pháp thực hiện. Nếu xét nghiệm phát hiện thấy yếu tố được chỉ định là xét nghiệm “dương tính”. Ngược lại, nếu xét nghiệm không phát hiện thấy yếu tố được chỉ định là xét nghiệm “âm tính”.

Đối với xét nghiệm đo lường nồng độ các chất, chẳng hạn như hầu hết các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, kết quả nhận được sẽ là các biến số liên tục với đơn vị đo và thang đo theo chuẩn định sẵn của phòng xét nghiệm. Đồng thời, khoảng giá trị của cộng đồng bình thường cũng được trình bày song song nhằm giúp nhận định kết quả là “bình thường” hoặc “bất thường”.

Ngoài ra, cần tham khảo các yếu tố gây nhiễu, yếu tố chồng lấp và biết cách biện luận các trường hợp “dương tính giả”, “âm tính giả”.

XÉT NGHIỆM MÁU

  • Máu di chuyển qua hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình khám nội khoa. Thông thường, xét nghiệm máu sẽ bao gồm các đầu mục:
    • Lượng mỡ trong máu
    • Lượng đường (glucose) trong máu
    • Chức năng gan
    • Chức năng thận
    • Dấu ấn ung thư..
  • Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nội khoa đưa ra những đánh giá chung về tình trạng sức khỏe, phát hiện được những điểm bất thường trong hoạt động của gan, thận,… cũng như các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tầm soát ung thư… Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm và phương pháp thăm dò chuyên sâu hơn để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Bên cạnh việc xét nghiệm máu, kiểm tra nước tiểu cũng là bước gần như không thể thiếu trong hạng mục khám nội khoa. Rất nhiều bệnh lý có thể được phát hiện kịp thời thông qua bước này, bao gồm các chỉ số về đạm, đường, vi khuẩn,… Từ đó, xác định nguyên nhân và vị trí tổn thương/ rối loạn. Một số bệnh lý có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu là: viêm cầu thận, đái tháo đường…